Luật Căn cước nhằm bảo đảm đầy đủ các quyền con người, quyền công dân theo quy định pháp luật
Tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Luật Căn cước vào sáng 15/11/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá "Dự thảo đảm bảo chất lượng về những yêu cầu đặt ra từ đầu khi xây dựng chính sách, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua". Về tên gọi của Luật Căn cước, Bộ Công an đã thống nhất với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội báo cáo UBTVQH giải trình với Quốc hội, cụ thể như sau:
Việc sử dụng tên của Luật là “Luật Căn cước” như hồ sơ Luật mà Chính phủ trình Quốc hội sẽ bảo đảm thể hiện đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung tại dự án Luật lần này (bổ sung điều chỉnh đối với đối tượng là người gốc Việt Nam, căn cước điện tử), phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung dự thảo Luật.
Đồng thời, thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước là nhằm mục đích định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải quản lý đối với toàn bộ xã hội, mọi người dân sinh sống tại Việt Nam; bảo đảm các quyền của con người, quyền công dân theo quy định của Luật.
![]() |
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Căn cước tại phiên họp ngày 25/10/2023. |
Việc lược bỏ cụm từ “công dân” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân. Nội dung Luật Căn cước cũng đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và cấp giấy chứng nhận căn cước cho những người chưa có đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, nếu để tên Luật là Luật Căn cước công dân sẽ không thể hiện được đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật này, tên Luật chưa bảo đảm phù hợp, bao quát đầy đủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung dự thảo Luật; kể cả việc chỉnh lý kỹ thuật như một số ý kiến tham gia theo hướng quy định việc quản lý đối với người gốc Việt Nam ở phần quy định chuyển tiếp của dự thảo Luật cũng chưa phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nội dung dự thảo văn bản cần phù hợp với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh của văn bản). Ngoài ra, quy định tên Luật là Luật Căn cước công dân cũng dẫn đến cách hiểu chỉ thể hiện việc quản lý căn cước đối với công dân Việt Nam, làm thu hẹp yêu cầu trong quản lý căn cước ở nước ta, không bảo đảm được yêu cầu quản lý căn cước đối với toàn bộ người dân sinh sống tại Việt Nam để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo quy định Luật.
-
Xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, thể chế hoá quyền con người, quyền công dân, an ninh mạng
Chủ Nhật, 11/05/2025
-
Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực bảo đảm an ninh hàng không
Chủ Nhật, 11/05/2025
-
Những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024
Thứ Sáu, 09/05/2025
-
Một số biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy trong mùa nắng nóng
Thứ Năm, 08/05/2025
-
Phối hợp tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, công nhân viên, người lao động Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Bình
Thứ Ba, 06/05/2025
-
Công an phường Nam Thành, thành phố Hoa Lư tuyên truyền pháp luật tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, thành phố Hoa Lư
Thứ Hai, 05/05/2025
-
Văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác công an được ban hành và tổ chức lấy ý kiến trong tháng 4/2025
Thứ Ba, 29/04/2025
-
Đề xuất mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội
Thứ Hai, 28/04/2025
-
Hủy quyết định thi hành quyết định tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù
Thứ Hai, 28/04/2025
-
Quy định về thẻ, giấy phép, chứng nhận an ninh hàng không
Thứ Hai, 28/04/2025