Tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy rừng trong mùa nắng nóng
Hiện nay, trong điều kiện thời tiết mùa hè, nắng nóng gay gắt, nền nhiệt cao, tỉnh Ninh Bình cũng là có địa phương có nhiều khu rừng nhiều loại hình rừng khác nhau, do đó luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên cũng như cảnh quan, môi trường và các điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế du lịch...
Bên cạnh các nguyên nhân đến từ tự nhiên như thời tiết hanh khô, nhiệt độ cao, gió mạnh... thực tế trong những năm qua, nhiều vụ cháy rừng còn đến từ nguyên nhân chủ quan của con người, đó là việc một số chủ rừng, người dân tiến hành các hoạt động khai thác rừng nhưng không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng từ cháy rừng…
.jpg)
CBCS lực lượng Công an tuyên truyền công tác bảo đảm ANTT, phòng, chống cháy rừng cho Nhân dân trên địa bàn
Do đó, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả với các vụ cháy rừng trên địa bàn, Cơ quan Công an khuyến cáo các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân chú ý triển khai thực hiện có hiệu quả một số biện pháp sau:
Thứ nhất, Đối với cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn
(1) Chỉ đạo cả hệ thống chính trị huy động sự vào cuộc tích cực của các tầng lớp Nhân dân, nhất là chủ rừng, người khai thác rừng… thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về giữ gìn, bảo vệ rừng. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, Nhân dân và chủ rừng về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); tổ chức lực lượng, phương tiện, hậu cần thường trực 24/24 giờ trong ngày khi có dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng xử lý tình huống chữa cháy rừng có thể xảy ra.
(2) Chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức hướng dẫn phương pháp, cách thức an toàn cho Nhân dân khi xử lý đốt thực bì làm nương rẫy, trồng rừng. Chỉ đạo các thành viên trong Ban Chỉ đạo (PCCCR) thường xuyên bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, đôn đốc các thôn, xóm, bản, làng… kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng, không sử dụng lửa trong và ven rừng dưới mọi hình thức.
Thứ hai, Đối với với chủ rừng là các tổ chức
(1) Phải tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
(2) Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi rừng mình quản lý.
(3) Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực rừng do mình quản lý.
(4) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng…
(5) Thường xuyên kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền.
(6) Đầu tư xây dựng công trình, trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định.
(7) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận.
(8) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
(1) Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
(2) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
(3) Đầu tư trang bị, phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định.
(4) Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận.
(5) Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, Đối với cộng đồng dân cư sinh sống, làm việc ở trong rừng, ven rừng
(1) Nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định về PCCCR; thực hiện nghiêm các nội quy, quy định về bảo đảm các điều kiện an toàn PCCCR.
(2) Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình, người có trách nhiệm liên quan thực hiện tốt các quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về PCCCR
(3) Phối hợp với chủ rừng, các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn trong việc bảo đảm an toàn PCCCR; không gây, tạo các điều kiện nguy hiểm có thể gây cháy rừng…
(4) Tích cực tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(5 ) Phải có biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử dụng chất cháy trong rừng và ven rừng.
(6) Ngăn chặn và thông báo kịp thời khi phát hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy rừng và hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; báo cháy và tham gia chữa cháy kịp thời khi phát hiện cháy và chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy rừng…
Để bảo đảm tốt công tác PCCCR, mỗi người, mỗi nhà khi phát hiện có cháy rừng phải thông báo ngay cho chủ rừng, chính quyền địa phương, Cơ quan Kiểm lâm và lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Ninh Bình qua số điện thoại 114 để tổ chức chữa cháy kịp thời, không để xảy ra cháy lớn, thiệt hại về người và tài sản, nhất là trong điều kiện thời tiết mùa hè và mùa hanh khô../.
Xuân Hiệu, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH
-
Xây dựng quy định quản lý, sử dụng nhà nghỉ dưỡng trong Công an nhân dân
Thứ Ba, 17/06/2025
-
Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Thứ Hai, 16/06/2025
-
Tọa đàm về các vấn đề liên quan đến các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo
Thứ Sáu, 13/06/2025
-
Quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Công an nhân dân
Thứ Tư, 11/06/2025
-
Cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy
Thứ Tư, 11/06/2025
-
Sửa Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền
Thứ Hai, 09/06/2025
-
Đề xuất phân bổ vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý đến năm 2030
Thứ Sáu, 06/06/2025
-
Văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác công an được ban hành và tổ chức lấy ý kiến trong tháng 5/2025
Thứ Tư, 04/06/2025
-
Thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Thứ Tư, 04/06/2025
-
Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam
Thứ Ba, 03/06/2025