Thông báo phòng ngừa hoạt động lừa đảo đưa người xuất cảnh sang Campuchia
Thời gian gần đây, nắm bắt được nhu cầu tìm kiếm lao động của một số cơ sở của nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) tại Campuchia; đồng thời, lợi dụng tình trạng người lao động bị thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều đối tượng xấu đã đăng tải các tin, bài tuyển dụng lao động trên mạng xã hội hoặc trực tiếp gặp gỡ, rủ rê, lôi kéo, dẫn dắt người lao động xuất cảnh sang Campuchia để làm việc với những lời hứa hẹn về việc làm ổn định, lương cao (có thể lên tới hàng chục triệu đồng/tháng) kèm theo những chế độ đại ngộ hấp dẫn, thậm chí còn cho “ứng trước” tiền để lo chi phí xuất cảnh đã khiến rất nhiều người lao động nhẹ dạ, cả tin mắc bẫy. Sau khi chiếm được lòng tin của người lao động, các đối tượng đã sử dụng nhiều cách để đưa người lao động xuất cảnh sang Campuchia bằng cả đường chính ngạch và trái phép; đưa họ vào làm việc trong các cơ sở do người Trung Quốc làm chủ (chủ yếu là các casino đánh bạc trực tuyến) với tần xuất làm việc cao (15 – 16h/ngày) nhưng mức lương chỉ từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng; quá trình ở Campuchia họ bị quản lý chặt chẽ, không được tự do đi lại và liên hệ với bên ngoài. Khi không đáp ứng được tần xuất làm việc, chỉ tiêu được giao, vi phạm quy định do phía chủ đề ra như: làm việc không đủ giờ; không lôi kéo đủ số người tham gia đánh bạc trực tuyến, tìm cách liên hệ với bên ngoài… thì bị tra tấn, đánh đập, hành hạ, đối xử thậm tệ. Qua công tác quản lý, nắm tình hình, phát hiện một số công dân trên địa bàn tỉnh đã bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo đưa sang Campuchia với những phương thức, thủ đoạn hoạt động tương tự.
Để tránh bị lừa đảo, người lao động muốn xuất khẩu lao động nước ngoài cần hết sức tỉnh táo, tránh bị mờ mắt bởi những lời mời chào về cơ hội “việc nhẹ, lương cao” trên mạng xã hội và những phần tử xấu; hãy tìm hiểu kỹ lưỡng mọi thông tin và lựa chọn đơn vị tư vấn, môi giới xuất khẩu lao động uy tín, do các cơ quan Nhà nước giới thiệu.
Hành vi xuất nhập cảnh trái phép không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều hệ luỵ, rủi ro cả về sức khoẻ, tính mạng. Hiện nay, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống bạo lực gia đình đã có quy định cụ thể về các mức xử phạt liên quan đến hành vi xuất cảnh trái phép hay còn gọi vượt biên trái phép với mức tiền phạt cao nhất lên đến 40 triệu đồng, cùng với nhiều hình thức xử phạt bổ sung (Điều 18).
Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành cũng đã quy định rõ về “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” và “Tội môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”. Theo đó:
– Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 347).
– Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép thì bị phạt từ 01 năm đến 05 năm tù. Nếu phạm tội từ 02 lần trở lên; hoặc tổ chức/môi giới cho từ 05 người trở lên; hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì mức phạt có thể từ 05 năm đến 10 năm tù. Nếu tổ chức/môi giới cho từ 11 người trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên thì mức phạt có thể từ 07 năm đến 15 năm tù… (Điều 348).
Nếu phát hiện đối tượng có hành vi tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép, đề nghị nhân dân thông báo ngay cho lực lượng Công an thông qua số điện thoại đường dây nóng của Công an tỉnh 0229.3871.097; qua số điện thoại trực ban của Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh Công an tỉnh 069.2860.529; 069.2860.449 trực tiếp đến trụ sở Công an các huyện, thành phố; Công an các xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để tố giác, cung cấp thông tin./.
Phòng An ninh đối ngoại Công an tỉnh
-
Thay thế hình phạt tử hình bằng hình phạt chung thân không giảm án là phù hợp với chủ trương của Đảng, thông lệ quốc tế, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và đảm bảo tính răn đe của pháp luật
Thứ Sáu, 23/05/2025
-
Bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội danh trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính nghiêm khắc của pháp luật
Thứ Sáu, 23/05/2025
-
Biện pháp phòng, tránh tai nạn đuối nước ở trẻ em
Thứ Sáu, 23/05/2025
-
Thay thế hình phạt tử hình bằng hình phạt chung thân không giảm án là phù hợp với chủ trương của Đảng, thông lệ quốc tế, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và đảm bảo tính răn đe của pháp luật
Thứ Năm, 22/05/2025
-
Tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy rừng trong mùa nắng nóng
Thứ Năm, 22/05/2025
-
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
Thứ Tư, 21/05/2025
-
Đề xuất phạt tiền gấp đôi tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, thuốc chữa bệnh
Thứ Ba, 20/05/2025
-
Đề xuất trưởng, phó trưởng Công an cấp xã được khởi tố điều tra vụ án có khung hình phạt đến 7 năm tù
Thứ Ba, 20/05/2025
-
Một số điểm mới quy định tại Luật PCCC và CNCH 2024 về an toàn PCCC của nhà ở kết hợp kinh doanh và an toàn về PCCC khi sử dụng điện
Thứ Ba, 20/05/2025
-
Một số hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy vì mục đích quốc phòng, an ninh
Thứ Tư, 14/05/2025