Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (Luật số 29/2018/QH14) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6. Luật được ban hành, thay thế Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10.
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Bên cạnh đó, 09 hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước được nêu rõ tại Điều 5, như sau:
(1) Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
(2) Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
(3) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
(4) Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(5) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
(6) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
(7) Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
(8) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
(9) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
-
Văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác công an được ban hành và tổ chức lấy ý kiến trong tháng 6/2025
Thứ Ba, 01/07/2025
-
Lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Chủ Nhật, 29/06/2025
-
Lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Thứ Sáu, 27/06/2025
-
Hướng dẫn tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH từ ngày 1/7/2025
Thứ Sáu, 27/06/2025
-
Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, chặt chẽ
Thứ Năm, 26/06/2025
-
Bộ trưởng Lương Tam Quang là Uỷ viên Hội đồng bầu cử quốc gia
Thứ Năm, 26/06/2025
-
Quốc hội thông qua Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc
Thứ Năm, 26/06/2025
-
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
Thứ Tư, 25/06/2025
-
Quy định mới về cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về an ninh
Thứ Sáu, 20/06/2025
-
Xây dựng quy định quản lý, sử dụng nhà nghỉ dưỡng trong Công an nhân dân
Thứ Ba, 17/06/2025