Thứ Năm, 24/04/2025

Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025)

Một số giải pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Thứ Năm, 24/04/2025

Tội phạm trên không gian mạng (Cybercrime) là các hành vi phạm tội được thực hiện thông qua các công nghệ số và Internet, tội phạm này có thể xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau, từ tấn công mạng, lừa đảo trực tuyến, đánh cắp thông tin cá nhân, đến các hành vi gây hại cho hệ thống và cơ sở hạ tầng mạng…tội phạm xảy ra không chỉ gây thiệt hại về tài sản chính mà còn đe dọa đến an ninh quốc gia, xâm phạm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong toàn xã hội..

Trong bối cảnh, tình hình cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, công nghệ thông tin, công nghệ số, mạng Internet, mạng xã hội đã phủ sóng hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội thì tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng cũng phát triển mạnh với nhiều hình thức, phương thức, thủ đoạn tinh vi, phức tạp, nguy hiểm, trong đó tập trung vào một số loại phổ biến như (1) Tấn công mạng (Hacking), là biện pháp những kẻ tấn công xâm nhập vào hệ thống máy tính, hệ thống mạng để đánh cắp dữ liệu hoặc gây thiệt hại cho hệ thống (2) Lừa đảo trực tuyến (Phishing), là hình thức tội phạm sử dụng thủ đoạn lừa đảo bằng cách giả mạo các tổ chức, cá nhân hoặc các hình thức, biện pháp rất đa dạng khác để chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài chính, tài sản của người dùng…(3) Mã độc (Malware), là hình thức tội phạm sử dụng các chương trình, phần mềm độc hại như virus, ransomware, trojan nhằm làm hỏng hoặc chiếm quyền kiểm soát thiết bị của người dùng (4) Trộm cắp tài khoản trực tuyến, tội phạm thực hiện việc trộm cắp mật khẩu tài khoản ngân hàng, email, mạng xã hội… để thực hiện hành vi trộm cắp hoặc lừa đảo...(5) Tấn công từ chối dịch vụ (Ddos), là việc tội phạm thực hiện việc tấn công gây tắc nghẽn hệ thống mạng hoặc dịch vụ trực tuyến để làm gián đoạn hoạt động của các tổ chức cá nhân...

Một số hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng (Ảnh ITN)

 Để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật trên không gian mạng, các cấp, các ngành, mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân cần triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp bảo đảm nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, trong đó chú trọng thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, đào tạo các kiến thức, kỹ năng về an ninh mạng, bảo mật mạng cho cộng đồng xã hội, tăng cường các khóa học về bảo mật thông tin, đào tạo cán bộ an ninh mạng và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về nguy cơ từ tội phạm mạng và các biện pháp phòng, chống tội phạm trên không gian mạng.

Hai là, Tăng cường ý thức bảo mật các loại tài khoản, mật khẩu, mỗi tổ chức, cá nhân cần nghiên cứu, tìm hiểu, nâng cao kiến thức về bảo mật; sử dụng mật khẩu mạnh, không chia sẻ thông tin nhạy cảm trực tuyến và cẩn thận khi tải về hoặc nhấn vào các liên kết không rõ nguồn gốc. Khuyến khích sử dụng phần mềm bảo mật diệt virus, bật các tính năng bảo mật nâng cao như xác thực hai yếu tố (2FA) để ngăn chặn các cuộc tấn công, tăng cường các biện pháp giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật do lỗi người dùng.

Ba là, Tăng cường các biện pháp ứng dụng công nghệ bảo mật, các tổ chức, cá nhân, các đơn vị, doanh nghiệp… cần tăng cường sử dụng các công nghệ bảo mật như mã hóa dữ liệu, sử dụng tường lửa, phần mềm chống virus, các hệ thống phát hiện xâm nhập trái phép để bảo vệ thông tin của mình.

Bốn là, Cập nhật và thực thi pháp luật; phát triển hệ thống giám sát và điều tra mạng: Các quốc gia, tổ chức, cá nhân hữu quan cần xây dựng, triển khai và thực thi có hiệu quả các quy định về xử lý tội phạm mạng, bao gồm hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tiếp tục phát triển và nâng cao năng lực giám sát, điều tra tội phạm trên không gian mạng, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trên không gian mạng…

Năm là, Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên không gian mạng: Vì tội phạm mạng không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, lãnh thổ nên việc hợp tác giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế và các cơ quan thực thi pháp luật là rất quan trọng. Các cơ quan tổ chức như INTERPOL, EUROPOL, các cơ quan an ninh mạng của từng quốc gia cần phối hợp trong việc điều tra, xử lý các vụ tội phạm mạng xuyên quốc gia. Điều này có thể bao gồm việc chia sẻ thông tin, phối hợp điều tra và truy tố tội phạm mạng.

Sáu là, Sự cố mạng và phục hồi sau tấn công: Cần có kế hoạch ứng phó sự cố tấn công mạng và xây dựng đội ngũ chuyên gia có khả năng phản ứng nhanh chóng, khắc phục hiệu quả và phục hồi dữ liệu sau các cuộc tấn công trên không gian mạng…/.

Nguyễn Thị Hiên, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ và ngoại tuyến 

Các tin khác
Liên kết website
Thống kê truy cập

Tổng số: 4207707

Trực tuyến: 70

Hôm nay: 2431

Chung nhan Tin Nhiem Mang