Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong lực lượng Công an toàn tỉnh
Để chủ động phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tới làm việc tại Trụ sở các đơn vị Công an trong tỉnh, với vai trò, chức trách, nhiệm vụ được giao và căn cứ tình hình thực tế, Bệnh viện Công an tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, vừa có chương trình, kế hoạch tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an toàn tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết, vừa tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nâng cao ý thức chủ động phòng, chống bệnh trong CBCS và các tầng lớp nhân dân.
.png)
Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết do vi rút dengue từ muỗi vằn
Để giúp CBCS và nhân dân nâng cao hiểu biết về đặc điểm, triệu chứng, đường lây truyền và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, Bệnh viện Công an tỉnh có một số hướng dẫn cụ thể
(1). Bệnh sốt xuất huyết: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
(2). Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết: Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.
(3). Biểu hiện, diễn biến lâm sàng bệnh sốt xuất huyết: Khi mắc sốt xuất huyết thường trải qua 3 giai đoạn.
(Giai đoạn 1) Người bệnh có biểu hiện sau: Sốt cao đột ngột, liên tục. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Da sung huyết. Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Nghiệm pháp thắt dây dương tính. Thường có dấu chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
(Giai đoạn 2) Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện sau: Biểu hiện thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24-48 giờ). Người bệnh có biểu hiện sưng nề mi mắt, gan to, có thể đau.
Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹp, tụt huyết áp hoặc không do được huyết áp, tiểu ít.
Biểu hiện xuất huyết: Xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Xuất huyết ở niêm mạc, chảy máu mũi, lợi, ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Một số trường hợp nặng có thể biểu hiện suy tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Những biểu hiện nặng này có thể xảy ra ở một số người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc.
(Giai đoạn 3) Giai đoạn hồi phục: Người bệnh hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên, có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.Trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.
(4). Điều trị sốt xuất huyết Dengue: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng; Thời gian điều trị: Từ 7-10 ngày tính từ ngày sốt đầu tiên; Người bệnh có thể điều trị tại nhà sau khi được bác sĩ chuyên khoa khám, xét nghiệm và tư vấn kỹ kế hoạch điều trị, theo dõi và chăm sóc người bệnh ngoại trú cho người bệnh và thân nhân hiểu rõ; Chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử lý kịp thời.
(5). Điều trị triệu chứng: Nếu sốt cao người bệnh cần uống thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg cân nặng /lần, cách nhau 4-6 giờ. Chú ý, tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24h.
Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..) hoặc nước cháo loãng với muối.
Khi người bệnh sốt: Lau người bằng nước ấm, uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Tuyệt đối không dùng Aspirin, Analgin, Ibuprofen để điều trị sốt vì có thể gây sốt xuất huyết, toan máu.
(6). Cách thức chăm sóc và theo dõi khi mắc sốt xuất huyết
Về chế độ dinh dưỡng: Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu,đầy đủ dinh dưỡng, ăn mỗi lần một ít, tăng cường uống nhiều nước. Không nên ăn thức ăn hay nước uống có màu nâu hoặc đỏ vì dễ gây nhầm với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa.
Các dấu hiệu cần chú ý và theo dõi: Theo dõi thân nhiệt tối thiểu 3 lần/ ngày, số lượng nước tiểu trong 24 giờ mỗi ngày, tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy…Chú ý tình trạng tri giác: Tỉnh táo hay kích thích, lơ mơ,… và tình trạng xuất huyết (nếu có) như: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu âm đạo, đi cầu ra máu, nôn ra máu,…
Chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi, theo dõi trong quá trình điều trị: Uống nhiều nước, bù nước và điện giải bằng ORS hằng ngày, không uống đồ uống có cồn, cà phê, các loại nước có gas… Uống nhiều nước, tùy theo nhu cầu của từng bệnh, tăng cường nước hoa quả ép như cam, bưởi, chanh, nước dừa,… Ăn thức ăn lỏng ,dễ tiêu, tránh các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, nước có gas. Tránh các thức ăn màu đỏ sẫm: huyết (heo, bò, gà,…), củ dền để tránh nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa. Nghỉ ngơi tại giường, tránh căng thẳng. Uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ. Cần cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu chảy máu: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen và tri giác lơ mơ.
(7). Phòng bệnh sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên, do đó biện pháp phòng ngừa hàng đầu là diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là
Tránh bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Để giảm nguy cơ bị muỗi đốt, hãy hạn chế tối đa việc bạn tiếp xúc với muỗi. Lên lịch cho các hoạt động ngoài trời vào những thời điểm loại muỗi này ít phổ biến hơn. Tránh ra ngoài trời vào lúc bình minh, hoàng hôn và đầu giờ tối, khi có nhiều muỗi. Mặc áo sơ mi dài tay, quần dài, đi tất và đi giày. Ngủ trong màn kể cả ban ngày, Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ đều có thể làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình. Kiểm tra các nguồn nước tù đọng gần nhà và vườn của bạn – đây là những nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản và nơi ấu trùng sinh sống. Hóa chất xua đuổi có thể độc hại, vì vậy chỉ sử dụng lượng cần thiết, chú ý thuốc độc hại với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. Thay vào đó, hãy phủ màn cho xe đẩy hoặc cũi của trẻ khi đi ra ngoài…/.
Lâm Thị Phương Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Công an tỉnh
-
Đảng bộ cơ sở Phòng Hậu cần Công an tỉnh hoàn thành tổ chức thành công Đại hội các Chi bộ trực thuộc, nhiệm kỳ 2025-2027
Thứ Hai, 31/03/2025
-
Trại Tạm giam Công an tỉnh tích cực chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác đặc xá tha tù dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025)
Thứ Sáu, 28/03/2025
-
Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phục vụ mùa Lễ hội 2025 tại tỉnh Ninh Bình
Thứ Năm, 27/03/2025
-
Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp bảo vệ tuyệt đối an toàn phiên Tòa hình sự xét xử vụ án “Mua bán trái phép ma túy” và “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng"
Thứ Năm, 27/03/2025
-
Công an tỉnh tổ chức Lễ khai giảng lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở của huyện Nho Quan
Thứ Năm, 27/03/2025
-
Đồng chí Đại tá Trần Hồng Phú, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh chúc mừng Tuổi trẻ Công an tỉnh nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025)
Thứ Tư, 26/03/2025
-
Công an phường Nam Thành, thành phố Hoa Lư đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật tại các cơ sở Y tế trên địa bàn
Thứ Tư, 26/03/2025
-
Kiểm tra, phát hiện 93 điện thoại di động không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ
Thứ Tư, 26/03/2025
-
Công an tỉnh Ninh Bình tích cực hưởng ứng Chiến dịch giờ trái đất năm 2025 gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường
Thứ Tư, 26/03/2025
-
Hội đàm và ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Công an tỉnh Ninh Bình và Công an tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc
Thứ Tư, 26/03/2025