Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới trên không gian mạng bằng công nghệ Deepfake
Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội đã tương đối cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn, đó là lợi dụng công nghệ Deepfake, làm giả các cuộc gọi video nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại.
Deepfake là công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra các sản phẩm công nghệ âm thanh, hình ảnh và video làm giả đối tượng người đời thực với độ chính xác rất cao. Dựa trên tập tin hình ảnh khuôn mặt, giọng nói của một người ngoài đời thực, Deepfake sẽ sử dụng thuật toán để tái tạo khuôn mặt và giọng nói phù hợp với nét mặt, biểu cảm của người khác; sau đó tạo ra video giả mạo giống ngoài đời thực.
Thủ đoạn của các đối tượng là thông qua mạng Internet, thu thập hình ảnh, giọng nói của người dùng mạng xã hội, sử dụng công nghệ Deepfake tạo ảnh động, video giả mạo người dùng đang nói chuyện trực tuyến với cùng khuôn mặt, âm điệu, giọng nói và cách xưng hô.
Đối tượng tạo lập tài khoản giả mạo trên mạng xã hội trùng thông tin và ảnh đại diện với người dùng, kết bạn với nạn nhân trong danh sách bạn bè và nhắn tin vay mượn theo kịch bản sẵn có. Trong một số trường hợp, đối tượng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của người dùng để trực tiếp nhắn tin cho các nạn nhân trong danh sách bạn bè. Để tạo lòng tin với nạn nhân, đối tượng truyền tải Deepfake video có sẵn lên kênh video call, khiến nạn nhân nhận ra hình ảnh và giọng nói của người quen và nhanh chóng chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng.
Với công nghệ Deepfake, video giả mạo có độ chính xác cao, rất khó phân biệt thật, giả. Tuy nhiên, video do đối tượng tạo sẵn thường có nội dung chung chung, không phù hợp hoàn toàn với ngữ cảnh thực tế giao tiếp với nạn nhân, có thể khiến nạn nhân nghi ngờ, phát hiện. Để che lấp khuyết điểm trên, các đối tượng thường tạo ra video với âm thanh khó nghe, hình ảnh không rõ nét giống cuộc gọi video có tín hiệu chập chờn như được thực hiện trong khu vực phủ sóng di động hoặc Wifi yếu.
Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác với phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản nêu trên, khi nhận được bất kỳ tin nhắn vay mượn tiền thông qua mạng xã hội cần gọi điện trực tiếp qua số điện thoại người nhận để xác minh. Trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời./.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
-
Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính
Thứ Năm, 27/03/2025
-
Luật Dẫn độ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong công tác dẫn độ
Thứ Năm, 27/03/2025
-
Những điểm mới của Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Thứ Năm, 27/03/2025
-
Quy định mới về các loại vũ khí theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Thứ Tư, 26/03/2025
-
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại Trường THPT Trần Hưng Đạo, thành phố Hoa Lư
Thứ Ba, 25/03/2025
-
Sửa đổi, bổ sung chính sách nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy
Thứ Bảy, 22/03/2025
-
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tại Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy, thành phố Hoa Lư
Thứ Ba, 18/03/2025
-
Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy và tặng quà cho học sinh Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, phường Ninh Mỹ, thành phố Hoa Lư
Thứ Hai, 17/03/2025
-
Dự thảo Nghị định quy định về nguồn hình thành, hoạt động chi, thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ
Thứ Sáu, 14/03/2025
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
Thứ Năm, 13/03/2025