Cảnh giác trước thủ đoạn xuyên tạc, phá hoại mới của tổ chức Việt Tân
Gần đây, tổ chức phản động, khủng bố “Việt Tân” liên tục đăng tải các bài viết xung quanh sự việc ông Thích Minh Tuệ bộ hành, khất thực sang Ấn Độ. Bằng những lời lẽ mang tính chất phiến diện, quy chụp, kích động… nhằm mục đích kích động dư luận trong nước và gây chia rẽ trong xã hội, nhất là một bộ phận nhân dân còn mơ hồ về sự việc.
Điển hình như Việt Tân đăng tải bài viết trên trang Fanpage cho rằng việc ông Thích Minh Tuệ sang Ấn Độ là biểu hiện của “tị nạn tu tập” từ việc “áp bức tôn giáo” của Việt Nam; sau đó lại tiếp tục cho đăng tiêu đề “Nhà cầm quyền Việt Nam tìm mọi cách đẩy thầy Minh Tuệ ra khỏi nước, bắt đầu tẩy trắng lịch sử về thầy” và bài viết “Công an phải đẩy sư Minh Tuệ đi Ấn Độ thì các chùa mới có cơ may hồi sinh”...
Thực tế đó là những luận điệu xuyên tạc, kích động, phá hoại Việt Nam, thực tế tự do tôn giáo tại Việt Nam luôn được pháp luật bảo đảm, hiện nay ở Việt Nam có hơn 50 tổ chức tôn giáo thuộc các tôn giáo khác nhau được công nhận đang hoạt động hợp pháp với hàng triệu tín đồ sinh hoạt tôn giáo theo quy định. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tu tập, hành đạo chính đáng của các cá nhân, tổ chức tôn giáo. Việc đi học tập, nghiên cứu hay tu tập tại nước ngoài của các chức sắc tôn giáo, cá nhân theo các tôn giáo là quyền tự do cá nhân, không bị ngăn trở.
Thực tế, đất nước Ấn Độ là cái nôi của Phật giáo và là điểm đến của nhiều tăng ni, phật tử trên toàn thế giới trong học tập và hành đạo. Nhiều tăng ni, phật tử Việt Nam vẫn thường xuyên được cử sang các quốc gia như Ấn Độ, Sri LanKa, Myanmar... để học tập, nghiên cứu Phật pháp. Đây là một hoạt động phổ biến, thể hiện sự kết nối quốc tế trong tôn giáo, hoàn toàn không liên quan đến “tị nạn”.
Việc ông Thích Minh Tuệ lựa chọn sang Ấn Độ để tu học là điều hoàn toàn bình thường, phản ánh nguyện vọng cá nhân và con đường tu tập của ông, không hề có chuyện “Công an phải đẩy sư Minh Tuệ đi Ấn Độ” hay “tị nạn tu tập” như cách mà tổ chức Việt Tân quy chụp…
Luận điệu xuyên tạc của Việt Tân
Trong thực tế, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hàng năm, Việt Nam được đăng cai tổ chức nhiều sự kiện tôn giáo mang tầm quốc tế như Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc thu hút hàng nghìn chức sắc và phật tử từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự, hành lễ…
Do đó, trước những luận điệu xuyên tạc, kích động của tổ chức khủng bố Việt Tân, mỗi người dân cần hết sức nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, lên án, đấu tranh, không để mắc mưu của kẻ xấu để rồi có những hành vi vi phạm pháp luật và làm méo mó đi hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam trong mắt bạn bè bốn phương.
Nguyễn Văn Thịnh, Phòng An ninh nội địa
-
Một giải thưởng mang bản chất phản động, chống phá của tổ chức Việt Tân
Thứ Sáu, 13/12/2024
-
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc về quyền tự do Internet tại Việt Nam
Thứ Ba, 26/11/2024
-
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ Quân sự, Công an
Thứ Năm, 21/11/2024
-
Chủ động nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ đường lối, hoạt động ngoại giao của Việt Nam
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phá hoại công tác cán bộ của Đảng trên không gian mạng
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc, phá hoại chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thứ Ba, 12/11/2024
-
Cảnh giác, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ Hai, 14/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các hội, nhóm phản động, chống đối Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội
Thứ Bảy, 12/10/2024
-
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về hiện vật danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Công an nhân dân
Thứ Sáu, 11/10/2024
-
Nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc chính sách đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam
Thứ Sáu, 04/10/2024