Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và việc Việt Nam tái ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2026 – 2028
Việc Việt Nam đã hai lần trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là minh chứng rõ nhất về thành tựu liên quan quyền con người ở nước ta. Thế nhưng, bất chấp những sự thật đó, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn quyết liệt chống phá, họ tung ra nhiều luận điệu, chiêu trò hòng xuyên tạc, phá hoại Việt Nam.
Kể từ lần đầu Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cho tới ngày 26/2/2024, khi mà Việt Nam tuyên bố tái ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2026 - 2028 và kêu gọi quốc tế ủng hộ thì các tổ chức, cá nhân thù địch vẫn hằn học và không ngừng sử dụng mọi chiêu trò để ngáng đường Việt Nam…
Có thể thấy rõ một số thủ đoạn mà các tổ chức, cá nhân chống phá thường xuyên sử dụng, thậm chí sử dụng đi sử dụng lại, hết năm này qua năm khác hòng tiếp tục bôi nhọ, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nhân quyền, cũng như hạ thấp, coi nhẹ, phớt lờ những thành tựu đã được công nhận của Việt Nam về nhân quyền, đồng thời tung ra các công bố, báo cáo, yêu sách, khuyến nghị… về nhân quyền hòng phá hoại Việt Nam.
Điển hình là ngày 3/10/2023, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) kêu gọi Việt Nam cần “khẩn cấp cải tổ quyền con người” trước chu kỳ rà soát định kỳ phổ quát (UPR). Có điều là những kêu gọi trên của HRW không hề có cơ sở và lý lẽ xác thực, chỉ dựa trên một số thông tin cóp nhặt từ những phần tử, cá nhân, tổ chức bất mãn, chống đối… trong nước cung cấp. Dù không nắm được ngọn ngành, căn bản về tình hình quyền con người ở Việt Nam, nhưng HRW lại luôn tự cho mình quyền phán xét, quyền kêu gọi với mục đích phá hoại Việt Nam.
Ngày 11/1/2024, HRW lại công bố báo cáo thường niên về thực hành nhân quyền tại hơn 100 quốc gia năm 2023, trong đó có Việt Nam. Cùng như giọng điệu mọi lần, báo cáo dùng từ “u ám” khi đưa ra các nhận định tình hình nhân quyền tại Việt Nam một cách phiến diện, quy chụp…!
Phản bác báo cáo trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định: “Việt Nam hoàn toàn bác bỏ và lên án cái gọi là Tổ chức Theo dõi Nhân quyền vì những nội dung sai sự thật, bịa đặt trong báo cáo. Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức này đưa ra những luận điệu vu cáo, định kiến với ý đồ xấu nhằm vào Việt Nam, âm mưu phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế”. Đồng thời khẳng định: “Những nỗ lực, quyết tâm, thành tựu của chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền cơ bản của con người đã được thể hiện thông qua những kết quả phát triển kinh tế, xã hội thực tế, được đông đảo nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế thừa nhận, đánh giá cao”.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên họp cấp cao Khóa họp 55
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, ngày 26/2 tại Geneva, Thụy Sỹ. (Ảnh: Nhất Phong)
Mới đây, tại chu kỳ 4 Cơ chế UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Văn bút Hoa Kỳ, Văn bút quốc tế và Trung tâm Văn bút Việt Nam hải ngoại, vốn là các tổ chức có chủ trương chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã lợi dụng thời điểm này để cài cắm các khuyến nghị mang ý đồ thâm độc, họ “khuyến nghị”, đề nghị Việt Nam chấm dứt “đàn áp” các nhà văn, nhà báo và nghệ sĩ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận, đòi Việt Nam trả tự do cho họ và yêu cầu Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc một cách vô điều kiện.
Có thể khẳng định rằng trong suốt quá trình tham gia Cơ chế UPR, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm. Điều đó được thể hiện qua tỷ lệ chấp thuận khuyến nghị ngày càng tăng, lên tới gần 83% tại chu kỳ 3 và gần 90% tại chu kỳ 4, cao hơn mặt bằng chung của các quốc gia khác…
Bất chấp thực tế này, các tổ chức “văn bút” nói trên và các tổ chức tương tự vẫn không ngừng xuyên tạc, bịa đặt và bôi nhọ tình hình dân chủ nhân quyền, tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Việt Nam. Ngoài vận động hành lang một cách độc lập họ còn cấu kết, phối hợp hành động chống phá trước mỗi chu kỳ UPR hay kỳ họp đánh giá của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, gây áp lực với Liên hợp quốc để gia tăng sức ép lên Việt Nam xoay quanh vấn đề nhân quyền!
Như vậy có thể khẳng định, từ sau khi Việt Nam tuyên bố tái ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền hồi cuối tháng 2/2024 cho tới khi Hội đồng Nhân quyền thông qua kết quả rà soát tại khóa họp 57 vào tháng 9/2024, sẽ còn nhiều hoạt động cản trở Việt Nam trong hành trình khẳng định mình trên trường quốc tế bằng những luận điệu, chiêu trò xuyên tạc, phá hoại, mỗi người cần nâng cao tinh thần cảnh giác, có cái nhìn thực tế, khách quan, chủ động nhận diện, phòng ngừa, đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc đó./.
Nguyễn Bình
-
Cảnh giác trước thủ đoạn xuyên tạc, phá hoại mới của tổ chức Việt Tân
Thứ Sáu, 27/12/2024
-
Một giải thưởng mang bản chất phản động, chống phá của tổ chức Việt Tân
Thứ Sáu, 13/12/2024
-
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc về quyền tự do Internet tại Việt Nam
Thứ Ba, 26/11/2024
-
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ Quân sự, Công an
Thứ Năm, 21/11/2024
-
Chủ động nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ đường lối, hoạt động ngoại giao của Việt Nam
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phá hoại công tác cán bộ của Đảng trên không gian mạng
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc, phá hoại chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thứ Ba, 12/11/2024
-
Cảnh giác, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ Hai, 14/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các hội, nhóm phản động, chống đối Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội
Thứ Bảy, 12/10/2024
-
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về hiện vật danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Công an nhân dân
Thứ Sáu, 11/10/2024