Tác hại của việc sử dụng kích điện khai thác thủy sản và một số quy định xử phạt về hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên như ao, hồ, sông , ngòi, biển…có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và phát triển kinh tế thủy sản, bảo đảm cho sự cân bằng sinh học trong thủy vực, có giá trị kinh tế, cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi thủy sản đang ngày một cạn kiệt, một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sự giảm sút về số lượng thủy sản đó là việc sử dụng xung điện để khai thác thủy sản tại các sông, hồ, đồng ruộng. Việc làm này không chỉ tận diệt nguồn lợi thủy sản, làm chết hầu hết các loài thuỷ sản, thuỷ sinh trong vùng nước, huỷ hoại nơi sinh sống, kiếm mồi, sinh sản của các loài thuỷ sản, mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất, sản lượng của cây trồng, đặc biệt là cây lúa đang trong giai đoạn phát triển. Không những thế việc sử dụng kích điện có thể gây hậu quả chết người,…
Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngày 02-1-1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản, có nội dung “nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước”. Tiếp đó, Luật Thủy sản năm 2017 có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng dòng điện, xung điện để khai thác thủy sản, cụ thể tại khoản 7, Điều 7, Luật Thủy sản năm 2017 quy định cấm các hành vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính chất hủy diệt, tận diệt khai thác nguồn lợi thủy sản”…
Như vậy, việc sử dụng kích điện hoặc dòng điện để khai thác thủy sản là hành vi vi phạm pháp luật, đã bị pháp luật nghiêm cấm và bị xử lý theo các quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ Điều 28 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP xử phạt trong lĩnh vực thủy sản, có quy định như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản đối với trường hợp không sử dụng tàu cá;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản;
Phạt tiền từ 15.000.000 cho đến 20.000.000 đồng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12m sử dụng công cụ kích điện hoặc trực tiếp dòng điện từ máy phát điện ở trên tàu để thực hiện khai thác;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng tàu đánh bắt cá có chiều dài lớn nhất từ 12m cho đến dưới 15m có sử dụng công cụ kích điện hoặc trực tiếp dòng điện từ máy phát điện ở trên tàu để thực hiện khai thác;
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 40.000.000 đồng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên sử dụng công cụ kích điện hoặc trực tiếp dòng điện từ máy phát điện ở trên tàu để thực hiện khai thác.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồngcho đến 50.000.000 đồng sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ các quy định của pháp luật, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà có các hình thức xử phạt bổ sung như sau: Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với tất cả các hành vi vi phạm như trên; Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản hoặc sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Qua thời gian các ngành chức năng của tỉnh Ninh Bình đã duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức tuần tra, kiểm soát trên các thủy vực nội đồng, tuyến sông và vùng biển của tỉnh. Tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến từng hộ dân có nghi vấn sử dụng xung điện và chất độc để khai thác thủy sản và tổ chức cho các hộ dân cam kết không vi phạm. Vì môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản, mọi người hãy cùng chung sức để tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đồng ruộng trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng chức năng tuyên truyền về các quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Lực lượng công an xư lý đối tượng sử dụng kich điện khai thác thuỷ sản
Thanh Thủy
-
Bổ sung quy định về xử lý đối với các cơ sở, công trình không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy
Thứ Sáu, 15/11/2024
-
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu
Thứ Ba, 12/11/2024
-
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài
Thứ Ba, 12/11/2024
-
Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân nhằm kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy
Thứ Sáu, 08/11/2024
-
Đại biểu Quốc hội thống nhất sự cần thiết xây dựng Luật Dữ liệu
Thứ Sáu, 08/11/2024
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Thứ Tư, 06/11/2024
-
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kiến thức về công tác xuất nhập cảnh cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở
Thứ Ba, 05/11/2024
-
Một số nội dung quan trọng của Luật số số 42/2024/QH15 của Quốc hội khóa XV quy định về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Thứ Ba, 05/11/2024
-
Công an tỉnh phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024
Thứ Hai, 04/11/2024
-
Công an huyện Yên Mô tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT cho đội ngũ chủ doanh nghiệp, lái xe kinh doanh vận tải trên địa bàn
Thứ Hai, 04/11/2024