Cần lên án những đánh giá sai lệch về công tác phòng, chống mua bán người ở Việt Nam
Ngày 20/7/2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo về tình hình mua bán người trên thế giới năm 2022. Đây là báo cáo hằng năm theo Đạo luật Bảo vệ nạn nhân bị mua bán của Hoa Kỳ năm 2000 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trình lên Quốc hội nước này, trong đó nhận xét công tác phòng, chống mua bán người của 188 quốc gia trên thế giới nhằm kêu gọi Chính phủ các nước thực hiện nghiêm túc Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Đáng chú ý, sau 03 năm liên tiếp (từ năm 2019 đến năm 2021) xếp Việt Nam vào Nhóm 2 cần theo dõi, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên đã hạ bậc Việt Nam xuống Nhóm 3 – các quốc gia trong danh sách này sẽ phải chịu một số chế tài nhất định từ chính quyền Mỹ. Đây có thể xem là những nhận xét không khách quan, “thông tin không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam” (theo phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng).
Ở nước ta, Ban Chỉ đạo 138/CP, Bộ Công an và các bộ, ban, ngành, các địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt công tác phòng, chống mua bán người. Với vai trò thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo 138/CP, Bộ Công an đã tham mưu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mua bán người theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tham mưu Ban Chỉ đạo 138/CP đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2021 và ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống mua bán người năm 2022; ban hành Kế hoạch xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu mẫu thống kê phòng, chống mua bán người; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, đoàn thể và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường đấu tranh phòng, chống mua bán người trong nội địa; phối hợp hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao về phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; triển khai đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc…
Các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương đã phối hợp chặt chẽ và ban hành các chương trình, kế hoạch cụ thể để quán triệt thực hiện công tác phòng chống tội phạm, phòng chống mua bán người một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người, phát huy vai trò của cơ quan đại diện ở nước ngoài trong việc nắm tình hình, kịp thời phát hiện và giải cứu nạn nhân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, hồi hương công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua bán trở về nước. Các điều ước quốc tế, hiệp định song phương, đa phương, các thỏa thuận hợp tác về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Về công tác thực thi pháp luật, các lực lượng chức năng, nòng cốt là lực lượng Công an phối hợp với Bộ đội biên phòng đã tập trung nắm chắc tình hình, xây dựng và phối hợp triển khai hiệu quả các kế hoạch nghiệp vụ, điều tra theo tuyến, địa bàn trọng điểm, kiểm soát và quản lý chặt chẽ hoạt động xuất, nhập cảnh qua biên giới; tổ chức triển khai thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc. Theo số liệu của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2022, đã phát hiện, điều tra 33 vụ, 75 đối tượng phạm tội mua bán người. Số nạn nhân được tiếp nhận, xác minh, giải cứu, hỗ trợ là 66 nạn nhân. Đây là những con số “biết nói” minh chứng những nỗ lực không biết mệt mỏi của Việt Nam trong phòng, chống nạn mua bán người.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, để tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị Công an trong tỉnh chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người; thông báo rộng rãi phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để nâng cao nhận thức của nhân dân. Đồng thời, tăng cường lực lượng, nắm chắc tình hình địa bàn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự; khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác phòng, chống tội phạm mua bán người; tổ chức rà soát, xác định tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm, các đường dây, băng nhóm có biểu hiện hoạt động phạm tội mua bán người để phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Có thể khẳng định, công tác phòng, chống tội phạm mua bán người ở nước ta luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội quan tâm chỉ đạo sát sao, đạt kết quả tích cực. Những đánh giá về tình hình phòng, chống mua bán người ở Việt Nam trong Báo cáo tình hình buôn người năm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiếu khách quan, phiến diện, không dựa trên những thông tin xác thực, gây ra những hiểu lầm đáng tiếc và tạo cớ để các thế lực thù địch suy diễn, xuyên tạc về công cuộc phòng, chống tội phạm mua bán người ở Việt Nam nói riêng, công tác đảm bảo quyền con người nói chung./.
Lương Trang
-
Thủ đoạn xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và các Cơ quan thi hành pháp luật qua các vụ án “Chuyến bay giải cứu” và “Việt Á”
Thứ Hai, 25/09/2023
-
Cảnh giác với những luận điệu sai trái, xuyên tạc chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Thứ Sáu, 22/09/2023
-
Luận điệu xuyên tạc bài phát biểu của Chủ tịch nước về con đường độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội
Thứ Hai, 18/09/2023
-
Cảnh giác trước thủ đoạn lợi dụng phản biện xã hội để kích động, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước
Thứ Ba, 12/09/2023
-
Cảnh giác với luận điệu lợi dụng công tác đặc xá, giảm án, tha tù để xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam
Thứ Sáu, 08/09/2023
-
Cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ các vị lãnh tụ của Đảng qua các thời kỳ
Thứ Tư, 26/07/2023
-
Luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Thứ Ba, 25/07/2023
-
Cảnh giác với vụ việc bà Lê Thị Dung để tuyên truyền, kích động, xuyên tạc hoạt động của các cơ quan chức năng và gây mất ANTT
Thứ Tư, 19/07/2023
-
Luận điệu vu cáo, xuyên tạc trắng trợn của Tổ chức BPSOS sau vụ khủng bố ở Đắk Lắk
Thứ Ba, 18/07/2023
-
Luận điệu xuyên tạc ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng của Hội nghị Trung ương 7, khoá XIII
Thứ Ba, 11/07/2023
Tổng số: 1669824
Trực tuyến: 38
Hôm nay: 2004