Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi)
Vừa qua, ngày 1/4/2023, khi Chính phủ có Tờ trình Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), trong đó có chỉnh lý tên gọi từ “Luật Căn cước công dân” thành “Luật Căn cước”, các thế lực thù địch, phản động, các phần tử chống đối, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã triệt để lợi dụng vấn đề trên để tăng cường các hoạt động tuyên truyền chống phá, xuyên tạc vấn đề …
Họ cho rằng Việt Nam đang quay lại thời làm căn cước như chính quyền Việt Nam Cộng hòa (trước ngày 30/4/1975); rằng “Sử dụng thẻ cước công dân gắn chíp là vi phạm đời tư cá nhân”, “Gắn chip thẻ căn cước công dân chỉ có một vài quốc gia “kém dân chủ” mới sử dụng”; hay: “đây là màn “Quay xe”, “Cài số lùi”…
Cùng với đó, họ đánh vào tâm lý ngại thay đổi của người dân với luận điệu “Luật Căn cước mới có hiệu lực thì người dân phải làm lại căn cước”; “tốn kém thời gian, công sức” “thẻ CCCD bị gắn chip theo dõi”… hòng tạo ra sự bức xúc, bất mãn, chống đối việc triển khai thực hiện chiến dịch cấp thẻ căn cước của cơ quan chức năng…Những luận điệu đó cần phải được nhận diện, phòng ngừa, bởi:
Thứ nhất, thực tiễn hiện nay ở nước ta, theo quy định của pháp luật đang có rất nhiều loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng không gắn từ “Công dân” vào phía sau như hộ chiếu, bảo hiểm… do đó việc chỉnh lý thuật ngữ này cũng là chuyện bình thường, hợp lý, không phải như suy diễn của các phần tử phản động.
Thứ hai, sự chỉnh lý này còn nhằm phù hợp với xu thế hội nhập sâu rộng của nước ta với thế giới, bởi một số quốc gia trên thế giới cũng có cách gọi tên ngắn gọn là căn cước mà không cần thêm từ công dân; cùng với đó sự điều chỉnh này còn tạo nhằm điều kiện thuận lợi hơn nữa cho Việt Nam trong việc quản lý dân cư, mở rộng đối tượng cho các trường hợp “Công dân gốc Việt Nam sinh sống tại Việt Nam nhưng không có quốc tịch..”…
Lực lượng Công an làm Căn cước cho nhân dân xã Xuân Chính, huyện Kim Sơn
Thứ ba, việc thay đổi tên gọi này là hết sức bình thường, không gây ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị hay mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật. Từ “Thẻ căn cước” không có hàm ý khu biệt mà mang tính rộng mở, phù hợp với thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Việc thay đổi tên gọi đơn thuần là nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế theo hướng tiết kiệm, phù hợp chứ không phải như lời “đơm đặt” của các thế lực phản động.
Thứ tư, tính năng ưu việt của thẻ Căn cước mới chính là tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn so với Căn cước công dân mã vạch trước đây, nên khi người dân đi làm các thủ tục hành chính hoặc các giao dịch khác, chỉ cần mang thẻ Căn cước công dân gắn chip…
Thứ năm, theo quy định hiện nay thì “Chip điện tử lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được gắn ở mặt sau thẻ Căn cước công dân” (điểm d, khoản 3, Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/1/2021 của Bộ Công an) và Chip điện tử gắn vào thẻ căn cước không theo dõi được công dân vì không có chức năng định vị. Tất cả các thông tin được lưu trữ đều được bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn do Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện.
Thứ sáu, trong dự thảo luật đã nêu rất rõ Căn cước công dân được cấp trước ngày dự thảo luật Căn cước mới có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Vậy nên, việc các đối tượng cho rằng “Luật Căn cước mới có hiệu lực thì người dân phải làm lại căn cước” là thông tin bịa đặt, vô căn cứ, xuyên tạc sự thật.
Do đó, nhân dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, đồng thời tích cực, nỗ lực phối hợp, giúp đỡ cơ quan chức năng hoàn thành việc cấp căn cước gắn chip điện tử để góp phần tạo bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ở nước ta./.
Nguyễn Bình
-
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ Quân sự, Công an
Thứ Năm, 21/11/2024
-
Chủ động nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ đường lối, hoạt động ngoại giao của Việt Nam
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phá hoại công tác cán bộ của Đảng trên không gian mạng
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc, phá hoại chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thứ Ba, 12/11/2024
-
Cảnh giác, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ Hai, 14/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các hội, nhóm phản động, chống đối Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội
Thứ Bảy, 12/10/2024
-
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về hiện vật danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Công an nhân dân
Thứ Sáu, 11/10/2024
-
Nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc chính sách đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam
Thứ Sáu, 04/10/2024
-
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT tại Trường THPT Tạ Uyên, huyện Yên Mô
Thứ Ba, 01/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các luận điệu phá hoại, quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa
Thứ Sáu, 20/09/2024