Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc vụ án Vạn Thịnh Phát do Trương Mỹ Lan cầm đầu để xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá Đảng, Nhà nước
Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB do Trương Mỹ Lan cầm đầu vừa được đưa ra xét xử sơ thẩm với những bản án nghiêm khắc đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận trong nước và quốc tế…
Theo đó, lợi dụng vị trí của mình trong tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan đã thành lập hơn 1.000 doanh nghiệp lớn nhỏ thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật, là người có quan hệ họ hàng, cán bộ, công nhân viên… của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để giúp Trương Mỹ Lan lập khống hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB.
Trương Mỹ Lan chỉ đạo các lãnh đạo cao cấp tại SCB khi đó sử dụng SCB như là công cụ tài chính, huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để lập hồ sơ vay khống, nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; đưa tài sản bảo đảm không đủ pháp lý, không đăng ký giao dịch bảo đảm, rút tài sản có giá trị lớn hoán đổi bằng tài sản có giá trị thấp hơn rút tiền SCB. Khi SCB giải ngân tiền theo phương án khống, Trương Mỹ Lan chỉ đạo cấp dưới lập phương án rút tiền, cắt đứt dòng tiền bằng thủ đoạn lập hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống, tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Trong 10 năm, từ 2012 - 2022, SCB đã giải ngân cho nhóm bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỉ đồng (gồm gần 484.000 tỉ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỉ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi…
Bị cáo Trương Mỹ Lan
Vụ đại án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được đưa ra ánh sáng, với tính chất và quy mô, sự tác động nhiều chiều đối với đời sống xã hội, nhất là doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng, cán bộ ngân hàng, cán bộ Thanh tra – kiểm toán từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là lòng tin của nhân dân vào một số cơ quan Nhà nước.
Lợi dụng sự chú ý của dư luận, một số tờ báo, trang mạng xã hội phản động, thiếu thiện chí với Việt Nam ở nước ngoài …đã tranh thủ tung ra nhiều thông tin xấu, độc, xuyên tạc sự thật nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. Khi các Cơ quan tố tụng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm để điều tra, làm rõ thì họ vu vạ rằng: “chính quyền đang đánh tư sản”, “chính quyền “nuôi” tư sản lớn để làm thịt”… đến khi cáo trạng, bản án được đưa ra thì họ lại xoay chiều rêu rao “luật pháp Việt Nam dung túng cho tài phiệt nhưng xử nặng dân đen”… họ còn tô vẽ ra nhiều “thuyết âm mưu” như: “phía sau Vạn Thịnh Phát là sự hậu thuẫn của nhiều quan chức nhưng Trương Mỹ Lan quyết định giữ bí mật đến cùng”… hoặc đưa ra những bình luận công kích vô căn cứ như “Lỗ hồng gì đã giúp bà Trương Mỹ Lan hoành hoành thời gian dài”; “nhà chức trách ở đâu để bà Trương Mỹ Lan dùng nhiều thủ đoạn lừa đảo tiền của người dân?”, “luật pháp ở Việt Nam có như không?”, “nhà nước làm ngơ để bà Trương Mỹ Lan hoành hành”… Từ những lập luận vô căn cứ đó, họ nhằm mục tiêu thâm độc là lôi kéo dư luận, chĩa mũi nhọn công kích công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam, phá hoại nền kinh tế của đất nước và phủ nhận những nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm, vấy bẩn Nhà nước và chế độ.
Việc xử lý Trương Mỹ Lan và đồng phạm là một minh chứng thể hiện rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong việc đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Trong những năm qua, với quyết tâm chính trị cao, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 6/4/2022, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 12 về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, không chỉ dừng lại ở khu vực công, Bộ Chính trị đã chỉ đạo từng bước mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài Nhà nước. Đây là nội dung chỉ đạo quan trọng nhằm làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo sự cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp và đồng thời cũng là giải pháp để bảo vệ, khích lệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các Cơ quan chức năng đã tập trung điều tra, làm rõ nhiều vụ việc vi phạm về kinh tế, tiêu cực. Quá trình điều tra, cùng với việc xử lý các đối tượng vi phạm, cơ quan tố tụng cũng chỉ rõ phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội; các lỗ hổng, kẽ hở pháp luật bị lợi dụng… để từ đó cảnh tỉnh, răn đe, khắc phục, không để xảy ra vi phạm. Quá trình tố tụng, các Cơ quan chức năng phải thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan và toàn diện. Không chỉ thu thập chứng cứ xác định có tội và các tình tiết tăng nặng, Cơ quan tố tụng còn phải thu thập chứng cứ xác định vô tội, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội… Thực tế, Bộ luật Hình sự cũng ghi nhận rất rõ ràng nguyên tắc: “Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Những đánh giá được các cơ quan tố tụng đưa ra trong vụ án Vạn Thịnh Phát là hoàn toàn khách quan, dựa trên chứng cứ thu thập được, không hề có chuyện “luật pháp Việt Nam dung túng cho tài phiệt nhưng xử nặng dân đen”…
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, ngoài việc truy tố, xét xử Trương Mỹ Lan cùng các bị cáo khác theo quy định của pháp luật, Cơ quan chức năng đã thực hiện nghiêm túc chủ trương “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, bằng chứng là rất nhiều bị cáo từng là cán bộ công tác tại Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng… cùng đều bị điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật…không có chuyện bao che, dung túng hay phân biệt đối xử. Những luận điệu phiếm bàn xuyên tạc về vụ án Vạn Thịnh Phát suy cho đến cùng cũng chỉ với mục đích duy nhất là chống phá Đảng, chống phá Nhà nước, chống phá chế độ, cần được mọi người, mọi nhà nhận diện và đấu tranh ngăn chặn, bác bỏ kịp thời./.
Nguyễn Bình
-
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ Quân sự, Công an
Thứ Năm, 21/11/2024
-
Chủ động nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ đường lối, hoạt động ngoại giao của Việt Nam
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phá hoại công tác cán bộ của Đảng trên không gian mạng
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc, phá hoại chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thứ Ba, 12/11/2024
-
Cảnh giác, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ Hai, 14/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các hội, nhóm phản động, chống đối Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội
Thứ Bảy, 12/10/2024
-
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về hiện vật danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Công an nhân dân
Thứ Sáu, 11/10/2024
-
Nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc chính sách đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam
Thứ Sáu, 04/10/2024
-
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT tại Trường THPT Tạ Uyên, huyện Yên Mô
Thứ Ba, 01/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các luận điệu phá hoại, quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa
Thứ Sáu, 20/09/2024