Chủ động nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ đường lối, hoạt động ngoại giao của Việt Nam
Thời gian qua, với đường lối độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, Đảng và Nhà nước, nhân dân ta đã xây dựng được hình ảnh tích cực và có uy tín trong mắt cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam…
Tuy nhiên, với bản chất cố hữu, chống phá, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam không hề thừa nhận mà vẫn tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá…
Họ không chịu thừa nhận rằng hiện nay ngoại giao Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, mạnh mẽ, đã hợp tác phát triển toàn diện được với các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Australia, Pháp, Nhật… đồng thời tích cực hoạt động trong các tổ chức lớn của quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN...
Các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có các chuyến thăm quan trọng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới và các nguyên thủ quốc gia, chính khách quốc tế… cũng đã có những chuyến thăm rất ấn tượng đến Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực …
Họ liên tục đưa ra các luận điệu tuyên truyền lặp đi lặp lại nhiều lần như: Đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay là “đu dây” hoặc “tự sát”; các hoạt động ngoại giao “không có ý nghĩa gì”, có lợi chỉ cho cá nhân, không mang lại lợi ích gì cho đất nước; cho rằng Việt Nam đang bị các cường quốc “chi phối và lệ thuộc”...Thậm chí với cái nhìn phiến diện, cực đoan, thiếu thiện chí, một số tổ chức và cá nhân còn đưa những thông tin sai lệch, bôi nhọ, thổi phồng những điểm còn khác biệt giữa Việt Nam với một số tổ chức, quốc gia… để từ đó kêu gọi Liên hợp quốc và các quốc gia sử dụng các công cụ ngoại giao để gây sức ép lên Việt Nam, buộc Việt Nam phải làm theo ý muốn của họ…
Chủ động nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ đường lối, hoạt động ngoại giao của Việt Nam (Ảnh ITN)
Trơ trẽn và gian dối hơn là ngay khi biết được thông tin, lịch trình dự kiến về các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tới các nước, các tổ chức quốc tế lớn, số tổ chức, đối tượng phản động lưu vong ở nước ngoại, những kẻ đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền” thường xuyên sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai trái, thông tin thật - giả lẫn lộn, cáo buộc Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; tích cực cắt ghép hình ảnh, video và bình luận, xuyên tạc, sai lệch phát ngôn của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam...
Họ lên sóng, lên đài kêu gọi đồng bào ta ở nước ngoài tụ tập, biểu tình với các trò lố như giăng biểu ngữ, hò hét phản đối hay gửi thư lên chính phủ, cơ quan ngoại giao ở nước sở tại để đả phá các chuyến thăm; sử dụng chiêu bài “quốc tế hóa các vụ án hình sự” để đòi thả tự do cho các đối tượng đang chấp hành án hình sự trong nước; vu cáo Việt Nam đàn áp dân chủ, nhân quyền; phê phán, đòi lật đổ chế độ XHCN ở nước ta…
Trên thực tế, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Điều này thể hiện rõ trong các nghị quyết, văn kiện đại hội Đảng và thực tiễn sinh động của đất nước.
Trong gần 40 năm đổi mới, đường lối độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường thế và lực mới cho đất nước, góp phần quan trọng tạo môi trường hòa bình, ổn định, điều kiện thuận lợi và tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước…
Chính đường lối đối ngoại mang bản sắc “cây tre Việt Nam” đã góp phần quan trọng trong việc đưa nước ta từ tình thế bị bao vây, cấm vận đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 31 nước, bao gồm tất cả các cường quốc và 5 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam cũng là thành viên tích cực của ASEAN và hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có mối quan hệ với khoảng 230 thị trường trên toàn cầu…
Cùng với đó, trong năm 2023, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt, gấp gần 3,5 lần so với năm 2022, mức độ phục hồi đã đạt 70% so với năm 2019, cao hơn mức phục hồi chung của châu Á (65%). Đây là một trong vô số minh chứng cho tính đúng đắn của đường lối đối ngoại và hiệu quả hoạt động ngoại giao của Việt Nam.
Thực tế chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; quan điểm, lập trường của Việt Nam đối với những vấn đề khu vực và quốc tế; những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội-an ninh-quốc phòng, trong đó có đối ngoại đã là những minh chứng hùng hồn, rõ ràng để tuyên truyền, đấu tranh phản bác với những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị và các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam./.
Nguyễn Thị Hiên, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ và NT
-
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ Quân sự, Công an
Thứ Năm, 21/11/2024
-
Nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phá hoại công tác cán bộ của Đảng trên không gian mạng
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc, phá hoại chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thứ Ba, 12/11/2024
-
Cảnh giác, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ Hai, 14/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các hội, nhóm phản động, chống đối Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội
Thứ Bảy, 12/10/2024
-
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về hiện vật danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Công an nhân dân
Thứ Sáu, 11/10/2024
-
Nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc chính sách đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam
Thứ Sáu, 04/10/2024
-
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT tại Trường THPT Tạ Uyên, huyện Yên Mô
Thứ Ba, 01/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các luận điệu phá hoại, quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa
Thứ Sáu, 20/09/2024
-
Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề “Nhân quyền” ở Việt Nam
Thứ Hai, 16/09/2024