Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề “Nhân quyền” ở Việt Nam
Gần 40 năm qua kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, trong đó có công tác bảo đảm nhân quyền, góp phần quan trọng ổn định và phát triển bền vững đất nước. Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Tuy nhiên, thời gian qua, nhằm thực hiện âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền, không ngừng sử dụng luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền cơ bản của con người, tự do tôn giáo, phân biệt đối xử; bắt và giam giữ nhiều “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”… hòng phá vỡ sự ổn định chính trị, xã hội, làm suy yếu tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Với chiêu bài và thủ đoạn cổ súy, bảo vệ cho những hành vi xem thường pháp luật, gây rối an ninh trật tự, chống phá chế độ, các đối tượng chống đối trong nước móc nối với các thế lực thù địch bên ngoài tìm mọi cơ hội để lan truyền những thông tin ngụy tạo, sai sự thật hòng đánh lừa, làm lệch hướng dư luận về những khuyết điểm của các tổ chức, cá nhân, lên án “sự yếu kém của chế độ”, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Một số đối tượng được gọi tên và tung hô trên các diễn đàn vì đã đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, nhưng trên thực tế lại là các đối tượng thường xuyên kích động nhân dân chống đối chính quyền, soạn thảo, phát tán nhiều tài liệu chống phá Đảng, Nhà nước, bôi xấu chế độ hoặc vi phạm pháp luật Việt Nam.
Mục đích hướng đến của các thủ đoạn trên là nhằm gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự; hạ thấp uy tín, vị thế của Việt Nam; kích động chia rẽ làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, phục vụ cho chiến lược “Diễn biến hoà bình” và đích cuối cùng là nhằm chuyển hoá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Những luận điệu xuyên tạc về nhân quyền tại Việt Nam của các thế lực thù địch
Thực tế công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta đã khẳng định, Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc và giá trị đó đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và ghi rõ trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, vì thế tôn trọng, thực thi, bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy Ngày Nhân quyền thế giới bắt đầu có từ 10/12/1948, nhưng quyền con người, quyền công dân của người dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được hiến định tại Hiến pháp 1946 và tiếp tục ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh, rõ ràng hơn, đầy đủ hơn tại các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và nhất là tại Hiến pháp 2013.
Việt Nam cũng đã thông qua nhiều luật quan trọng như: Bộ luật Lao động; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án; Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Luật Cư trú; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính... liên quan đến quyền con người, quyền công dân, phù hợp với các Công ước quốc tế, nhất là Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong những nước tích cực, chủ động tham gia vào hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác ban hành. Tính đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hợp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức…
Hằng năm, nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước đều ký Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho những phạm nhân có quá trình cải tạo tốt. Đây không chỉ là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn thể hiện sự nghiêm minh trong xét xử người phạm tội đi liền với sự khoan hồng, nhân đạo đối với những phạm nhân đã cải tạo tốt để trở lại làm người có ích cho xã hội. Ngoài ra, việc xem xét đặc xá cho những trường hợp có quốc tịch nước ngoài được thực hiện công bằng, minh bạch không chỉ góp phần làm cho cộng đồng quốc tế nhận thức rõ hơn về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà còn thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ song phương với các nước có công dân được đặc xá.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng luôn tham gia tích cực, chủ động và trách nhiệm tại các diễn đàn đa phương quốc tế về quyền con người như: Phiên họp cấp cao và các Khóa họp thường kỳ trong năm 2022 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (Geneva, Thụy Sỹ); đồng chủ trì thúc đẩy thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết về “Biến đổi khí hậu và quyền lương thực” với số nước đồng bảo trợ cao tại Khoá 50 Hội đồng Nhân quyền (tháng 7/2022)… Việt Nam cũng đã thiết lập cơ chế bảo hộ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo Hiến pháp và các điều ước quốc tế về hợp tác lao động thông qua cơ quan đại sứ quán, lãnh sứ quán, hội người Việt Nam ở các quốc gia sở tại; phát huy thế mạnh của cộng đồng người Việt Nam hướng về xây dựng quê hương, đất nước gắn liền với việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại về chủ trương, đường lối, về thành tựu dân chủ, nhân quyền của Việt Nam…
Trong bối cảnh hiện nay xuất hiện những đối tượng có mục đích đen tối, thường xuyên sử dụng chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Để không bị kẻ xấu dẫn dắt, tin nghe theo những luận điệu sai sự thật, mỗi người cần nâng cao nhận thức, tỉnh táo và cảnh giác trước những thông tin không chính thống xuyên tạc việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam. Các cá nhân trong điều kiện và khả năng thực tế cần tích cực tham gia đóng góp công sức vào quá trình phát triển của đất nước; chủ động đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động./.
Nguyễn Văn Thịnh - Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh
-
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ Quân sự, Công an
Thứ Năm, 21/11/2024
-
Chủ động nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ đường lối, hoạt động ngoại giao của Việt Nam
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phá hoại công tác cán bộ của Đảng trên không gian mạng
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc, phá hoại chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thứ Ba, 12/11/2024
-
Cảnh giác, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ Hai, 14/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các hội, nhóm phản động, chống đối Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội
Thứ Bảy, 12/10/2024
-
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về hiện vật danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Công an nhân dân
Thứ Sáu, 11/10/2024
-
Nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc chính sách đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam
Thứ Sáu, 04/10/2024
-
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT tại Trường THPT Tạ Uyên, huyện Yên Mô
Thứ Ba, 01/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các luận điệu phá hoại, quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa
Thứ Sáu, 20/09/2024