Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc, phá hoại chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ngày 6/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên tuyến Bắc - Nam và thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với số vốn 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).
Lợi dụng vấn đề đó, thời gian qua, trên một số trang mạng xã hội, một số đối tượng phản động, thù địch, số người thiếu thiện cảm với Việt Nam đã đăng tải, chia sẻ 1 số bài viết như “Đường sắt cao tốc: Giấc mơ ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn có dễ?”…để từ đó phán xét, quy chụp, xuyên tạc chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với vận tốc 350km/giờ của Việt Nam, với luận điệu cho rằng: Dự án không phù hợp, hết sức tốn kém, đầy rủi ro và nhiều hệ lụy, tăng gánh nợ công, là cơ hội cho tham ô…!
Thực tế cho thấy, với quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, có thể thấy Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ góp phần tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới, tái cấu trúc các đô thị, phân bố dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta, bởi vì:
Một là, Bộ Chính trị nêu rõ mục tiêu chung xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững.
Cụ thể, tuyến đường sắt tốc độ cao có điểm đầu tại thành phố Hà Nội là tổ hợp ga Ngọc Hồi, điểm cuối tại thành phố Hồ Chí Minh là ga Thủ Thiêm. Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tải trọng 22,5 tấn/trục; chiều dài khoảng 1.541 km với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Tuyến đường sắt khi đi vào hoàn thành sẽ tạo tiền đề, động lực mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải trong chiến lược phát triển đất nước theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và triển khai các quy hoạch quốc gia…
Đồng thời, tuyến đường sắt cũng sẽ góp phần bảo đảm nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc – Nam, là hành lang vận tải lớn nhất cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tái cơ cấu thị phần vận tải phù hợp lợi thế từng phương thức, góp phần giảm chi phí logistics. Tạo tiền đề, động lực phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ. Phát triển phương thức vận tải bền vững, hiện đại, thân thiện góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc, phá hoại chủ trương đầu tư
đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (Ảnh ITN)
Hai là, Hiện nay, ngành đường sắt đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh cả trong nước và quốc tế, giúp giảm tải gánh nặng ngân sách, giải quyết được cả bài toán về vốn, công nghệ cũng như nhân lực. Do đó, nếu đường sắt chạy tàu với tốc độ cao 300 – 350 km/giờ, có phương án giá vé hợp lý thì hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các dịch vụ vận tải khác….
Hiện nay đã có một nước có hệ thống đường sắt hiện đại như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đã ngỏ ý muốn hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong dự án đường sắt cao tốc này…
Ba là, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hoàn thành có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm trong giai đoạn 2025 – 2037
Ngày 28/02/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nêu rõ đến năm 2025 phải phấn đấu phê duyệt xong chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026 – 2030 và năm 2035, toàn bộ dự án phải hoàn thành. Theo đơn vị tư vấn, tốc độ chạy tàu 350 km/giờ là phù hợp với các tuyến dài từ 800 km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc – Nam của nước ta.
Ngoài ra, trên chặng Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ 350 km/giờ có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/giờ; chi phí đầu tư tốc độ 350 km/giờ cao hơn tốc độ 250 km/giờ khoảng 8 – 9%. Tuy nhiên, nếu đầu tư với tốc độ 250 km/giờ, việc nâng cấp lên tốc độ 350 km/giờ là khó khả thi và không hiệu quả. Còn về nguồn vốn, Chính phủ đã tính toán khả năng thu hồi vốn, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội, hiệu quả tài chính, hiệu quả vận tải, logistics, hiệu quả tổng hợp, trực tiếp và gián tiếp… Từ đó nghiên cứu cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn theo các phương thức khác nhau, đa dạng hóa nguồn vốn (vốn trung ương, vốn địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu, vốn doanh nghiệp…).
Chính vì vậy, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được triển khai thực hiện sẽ đem lại lợi ích và hiệu quả rất lớn đối với nước ta… Việc một số đối tượng phản động, cơ hội chính trị cố tình xuyên tạc chủ trương này để từ đó kích động tâm lý hoài nghi, bài xích, chống đối, phá hoại trong xã hội là mưu đồ có chủ đích xấu xa, mỗi người, mỗi nhà cần chủ động nhận diện, đấu tranh, bác bỏ kịp thời, đồng thời tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, ủng hộ các chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, từ đó góp phần xây dựng nước Việt Nam ngày càng phát triển phồn thịnh, văn minh, giàu mạnh…/.
Phạm Đức, Phòng An ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao
-
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc việc thực hiện nghĩa vụ Quân sự, Công an
Thứ Năm, 21/11/2024
-
Chủ động nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ đường lối, hoạt động ngoại giao của Việt Nam
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Nhận diện, đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, phá hoại công tác cán bộ của Đảng trên không gian mạng
Thứ Năm, 14/11/2024
-
Cảnh giác, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ Hai, 14/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các hội, nhóm phản động, chống đối Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội
Thứ Bảy, 12/10/2024
-
Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về hiện vật danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Công an nhân dân
Thứ Sáu, 11/10/2024
-
Nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc chính sách đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam
Thứ Sáu, 04/10/2024
-
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT tại Trường THPT Tạ Uyên, huyện Yên Mô
Thứ Ba, 01/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các luận điệu phá hoại, quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa
Thứ Sáu, 20/09/2024
-
Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề “Nhân quyền” ở Việt Nam
Thứ Hai, 16/09/2024