Nhận thức đúng về tự do ngôn luận, đấu tranh với hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc, chống phá
Hiện nay, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão, khi mà mạng xã hội, facebook, zalo, messenger, tiktok…. phát triển mạnh mẽ, rộng khắp thì tự do ngôn luận càng trở nên dễ dàng. Chỉ cần một chiếc máy tính kết nối Internet hoặc điện thoại thông minh, người dùng có thể đăng tải, chia sẻ thông tin, phát ngôn những quan điểm, tư tưởng … của cá nhân mình về các vấn đề hay sự kiện đó.
Phóng viên các cơ quan báo chí tác nghiệp tại thực tế
Từ đặc điểm, tình hình đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã lợi dụng triệt để không gian mạng để kích động, lôi kéo chống phá Đảng, Nhà nước, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bôi nhọ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng thủ đoạn chính của chúng vẫn là lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do phát ngôn, cho rằng mình có quyền phát ngôn, quyền tự do phát biểu… rồi xây dựng, đăng tải các bài viết, hình ảnh, thông tin xuyên tạc, đưa ra những thông tin giả mạo, mập mờ… để xuyên tạc, chống phá.
Thực tế ở Việt Nam hay bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng cho thấy: Quyền tự do ngôn luận, quyền tự do phát ngôn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, không chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do phát ngôn, quyền tự do ngôn luận để chống phá lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, xâm phạm quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Quyền tự do phát ngôn không phải là sự tuyệt đối hóa tự do cá nhân, không thể lợi dụng tự do ngôn luận để viết, nói, tuyên truyền quan điểm, tư tưởng chủ quan của cá nhân với ý đồ xấu, bất chấp luật pháp.
Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận của công dân. Điều này được khẳng định tại Điều 10, Hiến pháp năm 1946: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Sau đó tiếp tục khẳng định ở Điều 25, Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật An ninh mạng năm 2018 và các luật, văn bản có liên quan cũng chỉ rõ công dân sử dụng, bày tỏ quyền tự do ngôn luận trên mạng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các cấp, các ngành đã triển khai nhiều biện pháp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi người nâng cao ý thức cảnh giác, tự nhận biết, sàng lọc thông tin không để các đối tượng xấu lợi dụng quyền tự do ngôn luận tuyên truyền quan điểm sai trái; đăng tải, phát tán thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân… Đồng thời các lực lượng chức năng cũng đã chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật.
Thiết nghĩ, mỗi người dân trong bối cảnh xã hội công nghệ số hiện nay, cần phải nắm chắc các quy định của pháp luật về tự do ngôn luận, cần có những hiểu biết sâu sắc, rõ ràng khi sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình một cách hợp pháp, đồng thời tỉnh táo, cảnh giác, không đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, tích cực lên án mạnh mẽ những đối tượng lợi dụng không gian mạng để kích động, lôi kéo chống phá Đảng, Nhà nước, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và bôi nhọ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân./.
Tố Uyên
-
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT tại Trường THPT Tạ Uyên, huyện Yên Mô
Thứ Ba, 01/10/2024
-
Chủ động nhận diện và đấu tranh với các luận điệu phá hoại, quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa
Thứ Sáu, 20/09/2024
-
Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề “Nhân quyền” ở Việt Nam
Thứ Hai, 16/09/2024
-
Đấu tranh với luận điệu lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước
Thứ Sáu, 13/09/2024
-
Chủ động nhận diện và phòng ngừa, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, phá hoại Đảng, Nhà nước trên không gian mạng
Thứ Hai, 15/07/2024
-
Tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điểm sai trái, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng
Thứ Tư, 03/07/2024
-
Nhận diện và đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, phá hoại Việt Nam nhân sự kiện chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam
Thứ Hai, 24/06/2024
-
Nhận diện và đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” trong công tác đối ngoại, ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta
Thứ Tư, 29/05/2024
-
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và việc Việt Nam tái ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2026 – 2028
Thứ Sáu, 17/05/2024
-
Nâng cao cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc, chống phá công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước ta
Thứ Tư, 17/04/2024